Loạt “xác chết đội mồ sống dậy” ở nước châu Á: Nghi thức kỳ lạ cho phép ở với người chết

Ở Tana Toraja, Indonesia, cứ vài năm một lần, người ta lại đào thi thể người thân đã khuất của mình lên, trang điểm và mặc quần áo đẹp để cả nhà cùng chụp ảnh.
Kristina Banne đã qua đời được 9 năm, nhưng con trai lớn của bà ấy vẫn cẩn thận dặm lại cho bà loại phấn màu hồng ưa thích của bà.
“Giờ thì đẹp rồi,” Bartolomeus Bunga nói nhỏ, chỉnh sửa lại chiếc kính trên mũi mẹ mình.
Anh ta nâng xác ướp của mẹ mình ra khỏi quan tài và mỉm cười nhìn những bức ảnh gia đình.
“Bà,” đứa cháu nhỏ của bà Kristina gọi, sau đó chạm vào chiếc váy rực rỡ mà bà vừa được thay.
Họ chỉ đang ốm
Trên đỉnh núi ở làng Pangala, phía Bắc Toraja người ta tổ chức một nghi lễ có tên là ma’nene để bày tỏ lòng kính trọng đối với tổ tiên của người dân ở đây, diễn ra sau vụ thu hoạch lúa vào tháng 8.
Người đã mất được đưa ra khỏi lăng mộ, chỉnh trang và được mặc trang phục mới. Họ có mùi ẩm mốc nhưng không hôi thối. Một số bộ xương sẽ được đeo kính râm, mặc quần jean, một số khác mặc váy trắng đính cườm tinh tế, đeo khuyên tai nạm ngọc.
Một số người thậm chí còn đặt một điếu thuốc đang cháy vào miệng người thân đã mất của mình.
Vài năm trở lại đây, trong một nghi lễ ma’nene, Bartolomeu đã chở mẹ mình trên xe máy và đi vòng quanh làng. Anh nói với phóng viên tờ The Sydney Morning Herald: “Làm ma’nene là cách tôi đền đáp tình yêu thương của mẹ.”
Bartolomeu hằng năm đều mong có thể gặp lại những người đã khuất của gia đình mình.
“Giống như khi bạn trở về vào mỗi dịp lễ Giáng sinh, cảm giác đó vui mừng khi gặp một người mà bạn đã lâu không gặp. Nhiều người sẽ coi nghĩa địa là nơi đáng sợ. Những thực ra nơi đấy giống như nhà của bố mẹ vậy, không có cảm giác gì sợ hãi cả.”
Ở Toraja việc sống cùng những người chết là việc hoàn toàn bình thường. Cái chết ở đây giống như một cuộc “vượt biên” từ nơi này đến nơi khác hơn là một kết cục cay đắng.
Việc người đã chết vẫn ở trong nhà của mình sau nhiều năm khi đã mất là không có gì xa lạ. Và phải đến khi họ được tổ chức đám tang, người ta mới coi đấy là người đã khuất. Cho đến lúc đó, họ chỉ được coi là một người đang ốm.
Người đứng đầu Liên minh cộng đồng luật tục Indonesia ở Toraja cho biết: “Người Toraja tin rằng linh hồn người chết đang sống cùng và phù hộ cho chúng ta. Đó là lý do tại sao trước khi nghi lễ chôn cất được thực hiện, những người đã mất chỉ được gọi là những người không khỏe. Người dân Toraja rất tôn trọng những người thân đã mất.”
Tôi vẫn thấy họ
Ngồi làng Sangalla nằm trong một khu đất trống được bao quanh bởi rừng rậm. Nơi đây có gia đình của Alfrida Totong Tikupadang – người đã mất cách đây 5 năm, sống cùng gia đình. Meike, 7 tuổi là người thân thiết nhất với người bà đã mất.
Yulus Lantong và con gái bên ông bà đang “ốm”
“Con đi học đây, Oma,” cô bé nói mỗi sáng khi trên đường chạy ra khỏi cửa. Cách đây không lâu, chồng của Alfrida, Yohanes Pantun Lantong, đã chết vì bệnh Parkinson.
Hai vợ chồng nằm trong quan tài cạnh nhau, đoàn tụ trong một căn phòng nhỏ.
“Thỉnh thoảng, chúng tôi sẽ mang thức ăn đến đây và nói ‘Oma, Opa, đây là đồ ăn ạ. Tôi vẫn chưa thấy cảm giác mất mát bởi tôi vẫn đang nhìn thấy họ. Khi cha tôi vẫn còn sống, ông ấy nói: ‘Đừng chôn cất vợ tôi quá sớm’. Chắc cha muốn cha và mẹ có thể mất cùng nhau,” con trai bà Alfridacho biết.
Người dân ở đây chỉ hỏa táng những người mang tội nặng.
Chúng ta sẽ gặp lại
Trong nghi lễ ma’nene, người dân ở đây đào lại thi thể, mặc quần áo mới và chụp ảnh, sau đó lại chôn cất lại để bày tỏ rằng họ vẫn đang chăm sóc, yêu thương những người thân đã khuất và tổ tiên của họ, từ đó mà sẽ ban hy vọng sẽ có một mùa màng bội thu vào năm sau.
Ma’nene có thể được tổ chức 1, 2 hoặc 3 năm một lần, tùy vào truyền thống mỗi gia đình.
Đầu tiên, người ta mở mộ người thân, đưa quan tài ra ngoài rồi đưa thi thể ra ngoài.
Tiếp theo, họ làm sạch thi thể, loại bỏ bụi bẩn và nấm mốc. Nếu thi thể vẫn còn tóc, họ sẽ sửa sang lại. Người dân sẽ phơi xác ra nắng cho khô. Điều này giúp xác người được bảo quản tốt hơn. Sau đó họ mặc cho người thân của họ những bộ quần áo mới trước khi bỏ lại vào trong quan tài.
Đôi lúc, người ta khai quật ở những ngôi mộ mà người thân của họ đã mất tới 30 năm nhưng thi thể vẫn được bảo quản tương đối tốt.
Bartolomeus Bunga (bên phải) đang sửa soạn cho người cha quá cố của mình.
Một người dân trong khu vực chia sẻ: “Đối với một số tôn giáo khác, bạn sẽ chỉ nhìn thấy mộ của người đã khuất. Nhưng chúng tôi được nhìn thấy người thân của mình một cách gần gũi hơn. Chúng tôi được thấy họ tận mắt.”
Chụp ảnh gia đình ngày nay đã là một phần của nghi lễ
Một số hình ảnh khác trong nghi lễ:
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị